Việc đăng ký website với Bộ Công Thương hiện nay đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các doanh nghiệp bởi còn băn khoăn không biết website của công ty mình có cần thực hiện đăng ký hay không. Vậy tại sao phải đăng ký website với Bộ Công Thương? Dạng website nào cần đăng ký với Bộ Công Thương? Google Meta sẽ giải đáp những thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây.

Tại sao phải đăng ký website với Bộ Công Thương?

Khi doanh nghiệp đăng ký website với Bộ Công Thương sẽ nhận được những lợi ích sau:

  • Thể hiện được cá nhân, tổ chức có tuân thủ theo các quy định của pháp luật, tránh bị phạt.
  • Khi website doanh nghiệp có thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương sẽ khiến cho người dùng truy cập cảm thấy tin tưởng vào website đó hơn, bởi tất cả mọi thông tin của doanh nghiệp đều đã được xác thực công khai.
  • Thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương mọi người sẽ không phải sợ gặp phải những công ty giả mạo, công ty ma chuyên cung cấp các sản phẩm giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Vì khi website đã được đăng ký chủ website sẽ phải nộp giấy phép kinh doanh hoặc chứng minh nhân dân.
  • Thực tế có nhiều website cố tình đặt logo giả mạo Bộ Công Thương nhằm đánh lừa khách hàng. Người dùng truy cập có thể click vào biểu tượng Bộ Công Thương xem có dẫn đến website chính thức của Bộ Công Thương hay không.
  • Nếu cá nhân, tổ chức không thực hiện thông báo, đăng ký website theo đúng quy định sẽ bị xử phạt hành chính, thậm chí website đó có thể bị cấm hoạt động vĩnh viễn.

Website dạng nào cần đăng ký với Bộ Công Thương?

Website thương mại điện tử

Hiện nay vẫn còn nhiều người cho rằng chỉ có những website có giao dịch trực tuyến mới cần phải thông báo hoặc đăng ký với bộ công thương. Nghĩa là trên website ấy có giỏ hàng để thanh toán, khách hàng có thể nhập các thông tin để đặt hàng.

Nhưng như vậy vẫn chưa đầy đủ, Cụ thể theo đúng quy định của Bộ Công Thương thì các website thương mại điện tử là trang được thiết lập từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung cấp dịch vụ, thanh toán, thậm chí là cả dịch vụ sau bán hàng.

Như vậy, những website có giới thiệu dịch vụ, sản phẩm cũng được coi là website thương mại điện tử. Nhiệm vụ chính của những website này là giới thiệu hàng hóa, dịch vụ.

Sàn giao dịch thương mại điện tử

Là website cho phép các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không phải chủ web có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán sản phẩm, dịch vụ ở trên đó.

Website khuyến mại

Đây là một dạng website chuyên thực hiện các khuyến mãi dịch vụ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân như hotdeal, muachung…

Website đấu giá trực tuyến

Là website cung cấp giải pháp cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chứ đây không phải là website có thể tổ chức đấu giá cho các sản phẩm của mình.

Một cá nhân sẽ lập ra một website và cho phép tất cả mọi người đăng tin rao vặt, quảng cáo miễn phí nhưng vẫn phải đăng ký với bộ công thương. Lý do là bởi website này được xếp vào loại website thương mại điện tử. Dù chỉ là đăng tin nhưng nó cũng là một phần trong quy trình mua bán sản phẩm và dịch vụ.

Không đăng ký website với Bộ Công Thương sẽ bị xử phạt bao nhiêu?

Hiện nay, ngày càng có thêm nhiều website lừa đảo, chuyên cung cấp hàng nhái, hàng giả…. Điều này khiến cho các cơ quan chức năng khó kiểm soát và bảo vệ người dân truy cập internet. Do đó, nếu chậm trễ, chần chừ trong việc đăng ký web với Bộ Công Thương doanh nghiệp sẽ bị phạt.

Các mức phạt điển hình:

  • Website không thông báo, đăng ký với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị xử phạt từ 10 – 20 triệu đồng.
  • Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử mà chưa được đăng ký theo quy định của pháp luật có thể bị phạt từ 20 – 30 triệu đồng.

Thực tế, đã có rất nhiều vụ các đơn vị tạo lập và sử dụng web nhưng chậm trễ trong việc thông báo, đăng ký với Bộ Công Thương. Tiêu biểu có thể kể đến công ty Võ Minh Thiên. Do chậm trễ trong việc đăng ký website của mình với Bộ Công Thương mà công ty này đã bị phạt 70 triệu đồng, một con số không hề nhỏ.

Do đó, mọi người nên chú ý nếu như muốn sử dụng những loại website này hãy chú ý thông báo, đăng ký với Bộ Công Thương để tránh được những trường hợp không mong muốn có thể xảy ra.

Mất bao lâu để đăng ký website với Bộ Công Thương

Tùy thuộc vào từng website mà thời gian đăng ký với Bộ Công Thương sẽ có sự thay đổi, thông thường sẽ phải mất từ 1 – 3 tuần. Một số vấn đề có thể khiến cho việc đăng ký có thể kéo dài hơn so với dự kiến, có thể là do nộp thiếu hồ sơ, chọn sai đối tượng hay phải điều chỉnh lại một số nội dung trên website cho phù hợp hơn với yêu cầu.

Ngoài ra, mọi người cũng có thể sử dụng dịch vụ “Đăng ký Bộ Công Thương” để giúp cho việc hoàn thành thủ tục trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn. Các công ty thực hiện cần phải nắm rõ các quy định, cập nhật các quy định và quy trình thực hiện thông báo hoặc đăng ký để tránh những sai sót không mong muốn có thể xảy ra.

Những lưu ý khi đăng ký website với Bộ Công Thương

Lưu ý áp dụng đối với những website thuộc sở hữu của doanh nghiệp/ công nghiệp. Trước khi tiến hàng đăng ký web với bộ công thương mọi người cần chuẩn bị một số yêu cầu cơ bản như bản scan hoặc chụp chứng nhận đăng ký kinh doanh, mã số thuế công ty. Việc đăng ký website với Bộ Công Thương sẽ giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của mình.

Ngoài ra, để thông báo hoặc đăng ký web với Bộ Công Thương mọi người cần lưu ý những điều sau đây:

Hồ sơ đăng ký website với Bộ Công Thương bao gồm

  • Đơn đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại
  • Đối với các tổ chức cần có bản sao có chứng thực quyết định thành lập.
  • Đề án cung cấp dịch vụ
  • Giấy chứng nhận đầu tư, chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư
  • Quy chế quản lý hoạt động của website
  • Tên miền của website
  • Chứng minh nhân dân của người chủ website
  • Mẫu hợp đồng dịch vụ hoặc thỏa thuận giữa các thương nhân, tổ chức sở hữu website cung cấp dịch vụ thương mại với các thương nhân, các nhân và tổ chức tham gia mua bán và cung ứng dịch vụ trên đó.

Tài liệu đính kèm khi thông báo, đăng ký website

  • Tài liệu đính kèm có dung lượng không quá 2 MB
  • Tên của tài liệu không chứa các ký hiệu đặc biệt như *, $, #, %…
  • Tài liệu gửi ảnh lên không ở định dạng “.gif” hoặc “.jpg”

Chi phí thực hiện

Hiện tại, nếu bạn tự thông báo hay đăng ký website với Bộ Công Thương sẽ không bị mất phí. Tuy nhiên, quá trình đăng ký và chờ đợi xét duyệt sẽ tương đối lâu. Thường đối với các website đăng ký hồ sơ giấy sẽ cần phải nộp thêm hồ sơ giấy. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã chọn cách thuê đơn vị bên ngoài, chi phí cho việc này sẽ vào khoảng 1 – 3 triệu đồng.

Thông báo hay đăng ký website với Bộ Công Thương là việc cần làm đối với những người sở hữu website nhằm tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật, tạo niềm tin cho khách khi mua hàng. Qua bài viết trên chắc hẳn mọi người cũng đã hiểu hơn về lý do tại sao phải đăng ký website với Bộ Công Thương, ưu nhược điểm cũng như tầm quan trọng của nó. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo dịch vụ Đăng ký website với Bộ Công thương của Google Meta để đăng ký một cách nhanh chóng nhất.

THỦ TỤC THÔNG BÁO, ĐĂNG KÝ WEBSITE VỚI BỘ CÔNG THƯƠNG

VD: Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm, Giấy phép phân phối thực phẩm chức năng, giấy phép lữ hành…

TẠI SAO BẠN NÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI

Nếu bạn không có nhiều thời gian, bạn thấy các chính sách quy định rắc rối khó hiểu, bạn cần người soạn các chính sách và quy định đó để đưa lên website, bạn cần hỗ trợ kỹ thuật có kinh nghiệm về IT để chỉnh sửa website theo quy định của Bộ Công Thương.

HÃY CẦM MÁY VÀ GỌI NGAY 0911.40.7774, BẠN SẼ KHÔNG PHẢI LÀM GÌ MÀ CHỈ CẦN CHỜ KẾT QUẢ TỪ CHÚNG TÔI VỚI DỊCH VỤ THÔNG BÁO, ĐĂNG KÝ WEBSITE VỚI BỘ CÔNG THƯƠNG.

ƯU ĐIỂM, LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ